Các giai đoạn nuôi gia cầm sinh sản. Những lưu ý trong chăm sóc gia cầm

Các giai đoạn nuôi gia cầm sinh sản. Những lưu ý trong chăm sóc gia cầm

Các giai đoạn nuôi gia cầm sinh sản. Các giai đoạn của nuôi gia cầm sinh sản

Chăn nuôi Việt Nam có lịch sử từ lâu đời và đóng góp lớn vào cơ cấu kinh tế, xóa đói giảm nghèo cũng như đời sống từ bao năm qua. Ngành chăn nuôi ở Việt Nam là một bộ phận quan trọng cấu thành của nông nghiệp Việt Nam cũng như là một nhân tố quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Trong đó, chăn nuôi gia cầm là một loại hình chăn nuôi khá phổ biến, đặc biệt tại các hộ gia đình. Để hiểu rõ đồng thời có cách chăn nuôi, chăm sóc tốt để đạt hiệu quả chăn nuôi tốt nhất, sau đây hãy cùng Animaid tìm hiểu về các giai đoạn của nuôi gia cầm sinh sản cũng như những lưu ý trong chăm sóc gia cầm nhé.

Nuôi gia cầm sinh sản được chia làm 3 giai đoạn: Giai đoạn con (0 – 6 tuần), giai đoạn hậu bị (7 – 20 tuần) và giai đoạn sinh sản (trên 20 tuần).

Giai đoạn gà con (0 – 6 tuần tuổi)

Giai đoạn gà con (0 – 6 tuần tuổi)

Chọn gà giống lúc 01 ngày tuổi: Chọn gà lông bông, bụng thon, rốn kín, mắt to tròn sáng và nhanh nhẹn, chân bóng, cứng cáp, không dị tật, mỏ khép kín. Gà 01 ngày tuổi có màu lông đặc trưng của giống và khối lượng đảm bảo theo tiêu chuẩn giống.

Quây úm: Sử dụng chuồng úm hoặc cót quây với chiều cao 50 cm, mỗi quây có đường kính 1,5 – 2 m nuôi úm 120 – 200 con/quây  úm.

Từ 05 ngày tuổi:  Nới dần diện tích vùng quây gà để gà có thể di chuyển dễ dàng đến máng ăn, máng uống.

** Yêu cầu nhiệt độ chuồng nuôi úm

Bảng 1: Yêu cầu về nhiệt độ (độ C)

Thiết bị sưởi ấm: Dùng bóng điện, bóng hồng ngoại để sưởi. Có thể dùng bếp than, lò ủ trấu để sưởi qua nền chuồng, chú ý có thông gió.

Mật độ: Mật độ nuôi: 15 – 20 con/m2

Chiếu sáng: Từ 1 – 3 tuần tuổi: Gà con cần chiếu sáng 24/24 giờ. Từ 4 tuần tuổi, giảm dần thời gian chiếu sáng, từ tuần thứ 8 ánh sáng tự nhiên là đủ.

Nước uống: Nước uống phải sạch và phải được cấp thường xuyên. Trong 2 ngày đầu: Không nên cho gà uống nước lạnh, nên cho uống nước ấm (18 – 20°C). Khi úm: Cho gà uống nước trước, sau 2 giờ mới cho thức ăn.

Thức ăn: Thức ăn đảm bảo dinh dưỡng phù hợp với từng giai đoạn sinh trưởng, phát triển của từng giống gà.

Bảng 2: Chế độ dinh dưỡng 0 – 6 tuần tuổi

Kỹ thuật cho ăn: Cho gà ăn nhiều lần trong ngày. Lượng thức ăn mỗi lần cân đối đủ theo nhu cầu để thức ăn luôn được mới, sạch sẽ, kích thích tính thèm ăn của gà.

Giai đoạn gà hậu bị (7 – 23 tuần tuổi)

Giai đoạn gà hậu bị (7 – 23 tuần tuổi)

 Mật độ: Nuôi trên nền có sử dụng chất độn: mật độ nuôi: 6 – 9 con/m; Nuôi trên sàn: Mật độ 7 – 11 con/m2.

Chiếu sáng: Sử dụng ánh sáng tự nhiên là đủ. 02 tuần trước khi vào đẻ cần điều chỉnh tăng cường độ sáng trong chuồng nuôi như ánh sáng trong chuồng nuôi gà đẻ (bằng cách dùng bóng đèn 75 – 100W/ô chuồng)

Nước uống: Cho uống theo tỷ lệ với thức ăn, thường là 2 lít nước/1 kg thức ăn. Sử dụng chụp uống nước tự động bằng nhựa 8 lít cho 50 con hoặc sử dụng máng nhựa dài.

Thức ăn

Bảng 3: Chế độ dinh dưỡng 7 – 23 tuần tuổi

Kỹ thuật cho ăn: Cho ăn theo bữa (hạn chế), thức ăn được đổ vào nhiều khay đẻ tránh sự tranh giành thức ăn giữa các gà trong đàn.

Giai đoạn gà đẻ (từ 23 tuần tuổi trở đi)

Giai đoạn gà đẻ (từ 23 tuần tuổi trở đi)

 Mật độ: Tính chung cho cả gà trống và gà mái cần 3,5 – 4 con/m2.

Nước uống: Cung cấp đầy đủ nước uống sạch, mát mẻ có tác dụng kích thích gà ăn tốt hơn.

Thức ăn: Áp dụng khẩu phần ăn cho cả giai đoạn gà đẻ. Tiêu chuẩn ăn cho gà: Năng lượng (kcal/kg thức ăn): 2750; Protein thô (%): 17,5; Canxi(%): 3,2; Photpho(%): 0,6; Lyzin(%): 0,8; Methionin(%): 0,4.

Tỷ lệ trống mái: Tỷ lệ ghép trống/mái thường từ 1/8 – 1/10.

Ô đẻ: Số lượng ổ đẻ cho 05 mái/ ổ để tránh gà chen lẫn làm vỡ trứng…

Thu nhặt và bảo quản trứng giống: Việc thu nhặt trứng được tiến hành thường xuyên 2 – 4 lần/ngày. Ghi ngày đẻ trứng. Đựng trứng vào khay hoặc thúng, rổ để nơi thoáng mát. Không nên để trứng quá 7 ngày trước khi đưa vào ấp. Ghi chép nhật ký chăn nuôi.

Bảng 4: Lịch phòng Vac – xin cho gà sinh sản

Các sản phẩm thú y hỗ trợ chăm sóc, điều trị bệnh trên gia cầm

Hiện Animaid có cung cấp một số sản phẩm thú y hỗ trợ chăm sóc, điều trị bệnh trên gia cầm như:

ACTI-COLI B: Phòng ngừa và điều trị hầu hết các mầm bệnh nhiễm trùng đường ruột,  đặc biệt là E.coli, Salmonella và các mầm bệnh Gram âm nhạy cảm với Colistin

Aquazix Plus: Là giải pháp cho sức khỏe đường ruột của vật nuôi, Giảm 90% các vấn đề đường tiêu hóa giúp vật nuôi phát triển khỏe mạnh.

ASCOREQUIL: Giúp tăng giải độc gan nhanh chóng. Bảo vệ, tái tạo và phục hồi tế bào gan, giảm stress tăng sức đề kháng.

GARVIT PRO: Sản phẩm thay thế kháng sinh, hỗ trợ trong việc các bệnh do virus, vi khuẩn.

GIUSE 200: Phòng, trị các bệnh đường hô hấp và tiêu hóa.

LINCOSPECMYCIN-110 :Lincospecmycin – 110 đặc trị các bệnh hô hấp mãn tính (CRD) và phức hợp hô hấp kết hợp với E.coli (CCRD) sổ mũi truyền nhiễm (Coryza),  viêm ruột hoại tử, ORT, tụ huyết trùng, bạch lỵ, thương hàn, viêm ruột hoại tử, bệnh do E.coli, tụ cầu khuẩn.

Một số sản phẩm khác, bà con có thể tham khảo tại: VANGARANIMAL


TIN LIÊN QUAN

Giá Cả Thị Trường Chăn Nuôi Trong Nước – 27/10/2020

Giá Cả Thị Trường Chăn Nuôi Trong Nước – 02/11/2020

Hướng Dẫn Cách Chăm Sóc Gia Cầm Vào Mùa Lạnh Hiệu Quả!

Kỹ Thuật Chăn Nuôi Gà Con Hiệu Quả Bà Con Cần Biết!

Kinh Nghiệm Chăm Sóc Heo Thịt Hiệu Quả Người Chăn Nuôi Cần Biết!

Cách Sử Dụng Dinh Dưỡng Và Thức Ăn Thuỷ Sản Hiệu Quả!

Đăng ký nhận tin

Bài viết nổi bật

Sản phẩm bán chạy

1800 0096

1800 0096

atpweb.vn

1800 0096

Scroll to Top